Ghi chú Wikipedia:Độ_nổi_bật_(sách)

  1. 1 2 "Chủ đề" của một tác phẩm có nghĩa là luận bàn một cách chi tiết và không tính đến sự đề cập qua loa về cuốn sách, tác giả của nó hoặc về việc xuất bản của nó, niêm yết giá và những luận bàn chi tiết mang tính lớn lao khác.
  2. 1 2 "Đáng chú ý" là loại trừ các trang web cá nhân, blog, bảng thông báo, các bài đăng Usenet, wiki và các phương tiện thông tin khác mà bản thân chúng là không đáng tin cậy. Phân tích lối luận bàn cũng quan trọng không kém; ví dụ như Slashdot.org là đáng tin cậy, nhưng những bài đăng công khai từ các thành viên vào trang đó bàn về chủ đề không được cùng chia sẻ sự tin cậy của trang. Hãy cẩn thận kiểm tra xem tác giả, nhà xuất bản, cơ quan ủy quyền, nơi bán, v.v. của một cuốn sách cụ thể không có liên hệ lợi ích với nguồn tham khảo từ bên thứ ba.
  3. 1 2 Độc lập không có nghĩa là độc lập với ngành công nghiệp xuất bản, mà chỉ ngụ ý những gì thực sự dính líu đến một cuốn sách cụ thể.
  4. 1 2 Tự quảng bá và sắp đặt sản phẩm không phải là cách để có được một bài viết bách khoa toàn thư. Các tác phẩm đã xuất bản phải là một ai khác viết về cuốn sách. (Xem Wikipedia:Tự truyện để biết về các rắc rối trong khả năng kiểm chứng và sự trung lập có ảnh hưởng đến các tài liệu mà chính chủ đề của bài viết là nguồn của tài liệu). Thước đo cho độ nổi bật đó là những người độc lập với chính chủ thể (hoặc tác giả, nhà xuất bản, bên bán hàng hoặc cơ quan ủy quyền của nó) có thực sự xem cuốn sách là đủ nổi bật để họ viết bài và đăng các tác phẩm bàn luận chi tiết về nó hay không.
  5. 1 2 Tiêu chí này không bao gồm sách giáo khoa hoặc sách tham khảo được viết dành riêng cho việc học hành trong hệ thống giáo dục, mà là những tác phẩm độc lập dường như đủ quan trọng để là chủ đề nghiên cứu, như các tác phẩm lớn trong triết học, văn học, hoặc khoa học.
  6. 1 2 Ví dụ như, một người mà cuộc đời hoặc tác phẩm của người đó là một chủ đề nghiên cứu chung trong lớp học.
  7. Một số nhà xuất bản sách in-theo-yêu-cầu nhất định, như PublishAmerica, tuyên bố là một nhà xuất bản tiến bộ và hoàng gia "truyền thống" chứ không phải là nhà xuất bản phù hoa. Bất chấp các định nghĩa chính xác, PublishAmerica và các nhà xuất bản tương tự đều được xem là các nhà xuất bản phù hoa khi dùng với mục đích xác định độ nổi bật dựa trên cách mà các tác phẩm được xuất bản qua các nhà xuất bản đó.
  8. Các ẩn phẩm của các nhà xuất bản học thuật có tiếng tăm nên được đặt nặng hơn các tiêu chí tương tự được định nghĩa cho dòng sách phổ thông bởi những nhà xuất bản thương mại nổi tiếng, dựa trên bản chất phi thương mại của các nhà xuất bản đó, và quy trình đánh giá ngang hàng mà cuốn sách phải thông qua trước khi được cho phép in ấn. Xem nhà xuất bản sách đại học để có một danh sách không đầy đủ các nhà xuất bản như vậy. Chú ý rằng vì một phần lớn bài viết Wikipedia tiếng Anh được viết bởi những người nói tiếng Anh từ các quốc gia nói tiếng Anh, danh sách này hiện thiên lệch về các ấn phẩm tiếng Anh.
  9. Chủ đề của cuốn sách có thể rất chuyên môn hóa, như trong toán bí mật hoặc cầu vật lý, mà chỉ có vài trăm người trên thế giới này (hoặc ít hơn) có thể hiểu được và đủ khả năng bình luận về tài liệu đó.